Bùi Minh Nhật
Intern Writer
Có câu “đừng đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó” nhưng nếu bìa được làm bằng da người thì sao? Nghe tưởng chỉ có trong phim kinh dị, nhưng điều này đã từng xảy ra trong lịch sử thật. Gần đây, Bảo tàng Moyse’s Hall ở Bury St Edmunds, Suffolk (Anh Quốc) đã phát hiện lại một cuốn sách có bìa được làm từ da của chính tên sát nhân khét tiếng William Corder.
Câu chuyện bắt đầu từ một lần kiểm kê lại các hiện vật cũ trong bảo tàng. Các nhà quản lý bất ngờ tìm thấy một cuốn sách kỳ lạ được giấu kín trên giá sách. Sau khi kiểm tra, họ xác nhận cuốn sách được bọc bằng da người thật cụ thể là da của William Corder, người từng gây chấn động nước Anh vào thế kỷ 19 với vụ giết hại Maria Marten tại “nhà kho đỏ” nổi tiếng.
Trước đó, bảo tàng này đã có một cuốn sách tương tự được trưng bày từ năm 1933 cũng làm từ da của Corder và kể lại quá trình xét xử tên tội phạm này. Cuốn sách mới được tìm thấy lần này chỉ dùng da người ở các góc bìa, nhưng vẫn là một phát hiện rất quan trọng đối với giới sử học.
Hiện tượng dùng da người để đóng sách có tên gọi khoa học là anthropodermic bibliopegy, từng xuất hiện từ thế kỷ 13 nhưng chỉ phổ biến vào các thế kỷ 16–19. Trong thời kỳ đó, một số bác sĩ và nhà giải phẫu đã dùng da của bệnh nhân (hoặc tử tù) để bọc sách y khoa, coi đó là một "hành động phù hợp".
Với riêng trường hợp William Corder, sau khi bị treo cổ công khai vào năm 1828 vì tội giết người, thi thể của ông ta bị mổ xẻ để phục vụ giảng dạy y học và da ông đã được sử dụng để đóng ít nhất hai cuốn sách.
Việc làm này ngày nay gây nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng đây là cách tưởng niệm người đã khuất, nhưng nhiều ý kiến khác lại xem đó là hành động vô nhân đạo, đặc biệt nếu người chết không hề đồng ý. Dù vậy, đại diện bảo tàng cho biết cuốn sách chưa từng nhận khiếu nại nào từ công chúng trong suốt thời gian trưng bày.
“Chúng tôi thấy hài cốt con người trong mọi bảo tàng trên cả nước,” Dan Clarke, cán bộ di sản tại Moyse’s Hall, chia sẻ.
Một điều bất ngờ là cuốn sách trông rất bình thường. “Nếu không nói trước, chắc chẳng ai nhận ra đó là da người,” Abbie Smith, trợ lý di sản, kể lại trải nghiệm cầm cuốn sách vào ngày đầu đi làm. (popularmechanics)

Câu chuyện bắt đầu từ một lần kiểm kê lại các hiện vật cũ trong bảo tàng. Các nhà quản lý bất ngờ tìm thấy một cuốn sách kỳ lạ được giấu kín trên giá sách. Sau khi kiểm tra, họ xác nhận cuốn sách được bọc bằng da người thật cụ thể là da của William Corder, người từng gây chấn động nước Anh vào thế kỷ 19 với vụ giết hại Maria Marten tại “nhà kho đỏ” nổi tiếng.
Trước đó, bảo tàng này đã có một cuốn sách tương tự được trưng bày từ năm 1933 cũng làm từ da của Corder và kể lại quá trình xét xử tên tội phạm này. Cuốn sách mới được tìm thấy lần này chỉ dùng da người ở các góc bìa, nhưng vẫn là một phát hiện rất quan trọng đối với giới sử học.
Vì sao người ta từng đóng sách bằng da người?
Hiện tượng dùng da người để đóng sách có tên gọi khoa học là anthropodermic bibliopegy, từng xuất hiện từ thế kỷ 13 nhưng chỉ phổ biến vào các thế kỷ 16–19. Trong thời kỳ đó, một số bác sĩ và nhà giải phẫu đã dùng da của bệnh nhân (hoặc tử tù) để bọc sách y khoa, coi đó là một "hành động phù hợp".
Với riêng trường hợp William Corder, sau khi bị treo cổ công khai vào năm 1828 vì tội giết người, thi thể của ông ta bị mổ xẻ để phục vụ giảng dạy y học và da ông đã được sử dụng để đóng ít nhất hai cuốn sách.
Việc làm này ngày nay gây nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng đây là cách tưởng niệm người đã khuất, nhưng nhiều ý kiến khác lại xem đó là hành động vô nhân đạo, đặc biệt nếu người chết không hề đồng ý. Dù vậy, đại diện bảo tàng cho biết cuốn sách chưa từng nhận khiếu nại nào từ công chúng trong suốt thời gian trưng bày.
“Chúng tôi thấy hài cốt con người trong mọi bảo tàng trên cả nước,” Dan Clarke, cán bộ di sản tại Moyse’s Hall, chia sẻ.
Một điều bất ngờ là cuốn sách trông rất bình thường. “Nếu không nói trước, chắc chẳng ai nhận ra đó là da người,” Abbie Smith, trợ lý di sản, kể lại trải nghiệm cầm cuốn sách vào ngày đầu đi làm. (popularmechanics)