ThanhDat
Intern Writer
Bệnh Basedow là một rối loạn nội tiết thường gặp, gây tăng sản xuất hormone tuyến giáp và làm tăng chuyển hóa cơ bản. Người bệnh thường có biểu hiện gầy nhanh, tim đập nhanh, mệt mỏi, tiêu chảy và mất ngủ.
Bệnh nhân Basedow cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn và phương pháp điều trị. Điều này giúp kiểm soát bệnh và nâng cao thể trạng người bệnh.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong giai đoạn cường giáp
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn cường giáp:
- Đảm bảo đủ năng lượng, cân đối, đủ các chất (đạm, mỡ, đường, vitamin, chất xơ): 35-40 Kcal x cân nặng (kg).
- Tăng cường đạm từ động vật và thực vật: thịt nạc, cá, trứng, đậu...
- Chia nhỏ bữa, món dễ tiêu, uống đủ nước mỗi ngày.
- Tăng cường rau củ quả bổ sung vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa.
- Bổ sung vi chất: calci, vitamin D, kẽm, selen, kali.
- Có thể dùng rau họ cải (, bắp cải, súp lơ, cải bó xôi…để giảm hấp thu iod.
- Hạn chế thực phẩm giàu iod: muối iốt, rong biển, tảo bẹ...
- Tránh chất kích thích: cà phê, rượu bia, thức ăn nhiều đường, dầu mỡ.
Hình ảnh thể hiện các thực phẩm nên tăng cường trong giai đoạn cường giáp: cá, thịt nạc, trứng, bơ, bông cải xanh, cà rốt, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu. Đây là những thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp người bệnh Basedow phục hồi thể trạng, cải thiện miễn dịch và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Điều trị nội khoa (thuốc kháng giáp tổng hợp)
Trước điều trị: Chuẩn bị dinh dưỡng tốt để cơ thể khỏe mạnh trước khi dùng thuốc. Thực hiện chế độ dinh dưỡng chung trong giai đoạn cường giáp. Lưu ý thực hiện chế độ dinh dưỡng giảm iod khi dự kiến chuyển điều trị iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.
Trong khi điều trị: trong giai đoạn điều trị tấn công (khi chưa bình giáp) duy trì chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc chung. Khi triệu chứng cải thiện và hormone giáp về bình thường, cần điều chỉnh năng lượng nếu cân nặng hồi phục hoặc có xu hướng tăng. Chú ý duy trì calci và vitamin D để giảm nguy cơ loãng xương. Nếu điều trị nội khoa dẫn đến suy giáp cận lâm sàng (do dùng nhiều thuốc), cần tuân thủ dùng levothyroxin và không kiêng, chỉ cần bổ sung đủ iod (150 µg/ngày).
Điều trị iod phóng xạ (I-131)
Trước điều trị (chuẩn bị điều trị): bệnh nhân phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng giảm iod trong khoảng 7 – 10 ngày trước điều trị I-131 để tối ưu hóa khả năng hấp thu iod phóng xạ. Trong thời gian này, không dùng muối iod (chỉ sử dụng muối và bột canh không iod), hải sản (cá biển, tôm, mực, rong biển), các chế phẩm sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành và các thực phẩm chứa nhiều iod khác. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm tươi ít iod: rau củ quả nấu chín, trái cây tươi, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai lang…), thịt gia cầm và cá nước ngọt…
Trong quá trình điều trị: tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng giảm iod. Bệnh nhân thường bị giảm vị giác, có thể buồn nôn; do đó nên ăn các món dễ tiêu, chia nhỏ bữa và uống nhiều nước để hỗ trợ nhanh đào thải iod phóng xạ tồn dư trong cơ thể. Ưu tiên bổ sung đủ chất xơ (rau củ, trái cây) để tránh táo bón. Hạn chế thức ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích .
Sau điều trị: Thông thường, sau điều trị I-131, bệnh nhân sẽ bình giáp hoặc suy giáp nên không cần kiêng iod sau điều trị. Vì cường giáp trước đó dễ gây mất xương, cần chú ý bổ sung đủ calci và vitamin D, có thể qua sữa và các chế phẩm (nếu không có chống chỉ định).
Điều trị phẫu thuật tuyến giáp
Trước phẫu thuật: đảm bảo sức khỏe tốt, tình trạng dinh dưỡng bình thường. Chế độ ăn vẫn đầy đủ đạm, vitamin và năng lượng để cơ thể hồi phục nhanh sau mổ. Nếu có chỉ định sử dụng dung dịch Lugol trước mổ cần tuân thủ hướng dẫn bác sĩ. Thực hiện chuẩn bị phù hợp ngày trước phẫu thuật.
Trong và ngay sau phẫu thuật: bệnh nhân sẽ nhịn ăn trước mổ và thụt tháo đường tiêu hóa nếu cần. Sau phẫu thuật, có thể ăn cháo, súp loãng và các thức ăn mềm, dễ nuốt để giảm đau rát cổ họng. Uống đủ nước giúp giảm táo bón và phục hồi sức khỏe.
Sau điều trị: Sau mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, bệnh nhân có thể cần phải điều trị hormon giáp thay thế. Bệnh nhân có thể ăn theo sở thích (kể cả hải sản, muối iod) trừ khi có chống chỉ định theo bệnh kết hợp khác (nếu có). Cần ăn uống đa dạng, đầy đủ đạm, mỡ, đường và vitamin, chất xơ mềm để vết mổ nhanh lành. Tăng cường vitamin C và kẽm (có nhiều trong ổi, cam, kiwi, các loại đậu…) giúp lành thương nhanh và tăng cường miễn dịch. Bệnh nhân cần khám định kì, tuân thủ dùng levothyroxin dài hạn, phù hợp (nếu có chỉ định) và duy trì chế độ ăn hợp lí để bảo đảm sức khỏe toàn diện.
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể không chữa khỏi bệnh cường giáp, nhưng có thể là một phần chính trong việc làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Trước khi áp dụng bất kỳ chế độ ăn kiêng hay luyện tập nào, bệnh nhân cần được tư vấn bởi bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cần lưu ý các thực phẩm đặc biệt nên tránh hoặc hạn chế theo từng phương pháp điều trị (ví dụ kiêng iod trước I-131) và bổ sung các vi chất quan trọng (canxi, vitamin D, kẽm, vitamin C…) để phục hồi và duy trì sức khỏe lâu dài.
Thực đơn gợi ý giảm iod
( 50kg; Năng lượng khẩu phần: 1600 kcal; Số mg Iod khẩu phần:48mg)
BSCK1. Lê Quốc Khánh; Khoa Y học hạt nhân;
CNDD Nguyễn Thị Hương, Khoa Dinh dưỡng
Đọc chi tiết tại đây: https://www.benhvien108.vn/y-hoc-thuong-thuc/che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-benh-basedow.htm
Bệnh nhân Basedow cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn và phương pháp điều trị. Điều này giúp kiểm soát bệnh và nâng cao thể trạng người bệnh.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong giai đoạn cường giáp
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn cường giáp:
- Đảm bảo đủ năng lượng, cân đối, đủ các chất (đạm, mỡ, đường, vitamin, chất xơ): 35-40 Kcal x cân nặng (kg).
- Tăng cường đạm từ động vật và thực vật: thịt nạc, cá, trứng, đậu...
- Chia nhỏ bữa, món dễ tiêu, uống đủ nước mỗi ngày.
- Tăng cường rau củ quả bổ sung vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa.
- Bổ sung vi chất: calci, vitamin D, kẽm, selen, kali.
- Có thể dùng rau họ cải (, bắp cải, súp lơ, cải bó xôi…để giảm hấp thu iod.
- Hạn chế thực phẩm giàu iod: muối iốt, rong biển, tảo bẹ...
- Tránh chất kích thích: cà phê, rượu bia, thức ăn nhiều đường, dầu mỡ.

Hình ảnh thể hiện các thực phẩm nên tăng cường trong giai đoạn cường giáp: cá, thịt nạc, trứng, bơ, bông cải xanh, cà rốt, ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu. Đây là những thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp người bệnh Basedow phục hồi thể trạng, cải thiện miễn dịch và hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Điều trị nội khoa (thuốc kháng giáp tổng hợp)
Trước điều trị: Chuẩn bị dinh dưỡng tốt để cơ thể khỏe mạnh trước khi dùng thuốc. Thực hiện chế độ dinh dưỡng chung trong giai đoạn cường giáp. Lưu ý thực hiện chế độ dinh dưỡng giảm iod khi dự kiến chuyển điều trị iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.
Trong khi điều trị: trong giai đoạn điều trị tấn công (khi chưa bình giáp) duy trì chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc chung. Khi triệu chứng cải thiện và hormone giáp về bình thường, cần điều chỉnh năng lượng nếu cân nặng hồi phục hoặc có xu hướng tăng. Chú ý duy trì calci và vitamin D để giảm nguy cơ loãng xương. Nếu điều trị nội khoa dẫn đến suy giáp cận lâm sàng (do dùng nhiều thuốc), cần tuân thủ dùng levothyroxin và không kiêng, chỉ cần bổ sung đủ iod (150 µg/ngày).
Điều trị iod phóng xạ (I-131)
Trước điều trị (chuẩn bị điều trị): bệnh nhân phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng giảm iod trong khoảng 7 – 10 ngày trước điều trị I-131 để tối ưu hóa khả năng hấp thu iod phóng xạ. Trong thời gian này, không dùng muối iod (chỉ sử dụng muối và bột canh không iod), hải sản (cá biển, tôm, mực, rong biển), các chế phẩm sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành và các thực phẩm chứa nhiều iod khác. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm tươi ít iod: rau củ quả nấu chín, trái cây tươi, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai lang…), thịt gia cầm và cá nước ngọt…
Trong quá trình điều trị: tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng giảm iod. Bệnh nhân thường bị giảm vị giác, có thể buồn nôn; do đó nên ăn các món dễ tiêu, chia nhỏ bữa và uống nhiều nước để hỗ trợ nhanh đào thải iod phóng xạ tồn dư trong cơ thể. Ưu tiên bổ sung đủ chất xơ (rau củ, trái cây) để tránh táo bón. Hạn chế thức ăn cay nóng, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích .
Sau điều trị: Thông thường, sau điều trị I-131, bệnh nhân sẽ bình giáp hoặc suy giáp nên không cần kiêng iod sau điều trị. Vì cường giáp trước đó dễ gây mất xương, cần chú ý bổ sung đủ calci và vitamin D, có thể qua sữa và các chế phẩm (nếu không có chống chỉ định).
Điều trị phẫu thuật tuyến giáp
Trước phẫu thuật: đảm bảo sức khỏe tốt, tình trạng dinh dưỡng bình thường. Chế độ ăn vẫn đầy đủ đạm, vitamin và năng lượng để cơ thể hồi phục nhanh sau mổ. Nếu có chỉ định sử dụng dung dịch Lugol trước mổ cần tuân thủ hướng dẫn bác sĩ. Thực hiện chuẩn bị phù hợp ngày trước phẫu thuật.
Trong và ngay sau phẫu thuật: bệnh nhân sẽ nhịn ăn trước mổ và thụt tháo đường tiêu hóa nếu cần. Sau phẫu thuật, có thể ăn cháo, súp loãng và các thức ăn mềm, dễ nuốt để giảm đau rát cổ họng. Uống đủ nước giúp giảm táo bón và phục hồi sức khỏe.
Sau điều trị: Sau mổ cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, bệnh nhân có thể cần phải điều trị hormon giáp thay thế. Bệnh nhân có thể ăn theo sở thích (kể cả hải sản, muối iod) trừ khi có chống chỉ định theo bệnh kết hợp khác (nếu có). Cần ăn uống đa dạng, đầy đủ đạm, mỡ, đường và vitamin, chất xơ mềm để vết mổ nhanh lành. Tăng cường vitamin C và kẽm (có nhiều trong ổi, cam, kiwi, các loại đậu…) giúp lành thương nhanh và tăng cường miễn dịch. Bệnh nhân cần khám định kì, tuân thủ dùng levothyroxin dài hạn, phù hợp (nếu có chỉ định) và duy trì chế độ ăn hợp lí để bảo đảm sức khỏe toàn diện.
Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể không chữa khỏi bệnh cường giáp, nhưng có thể là một phần chính trong việc làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Trước khi áp dụng bất kỳ chế độ ăn kiêng hay luyện tập nào, bệnh nhân cần được tư vấn bởi bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Đồng thời, cần lưu ý các thực phẩm đặc biệt nên tránh hoặc hạn chế theo từng phương pháp điều trị (ví dụ kiêng iod trước I-131) và bổ sung các vi chất quan trọng (canxi, vitamin D, kẽm, vitamin C…) để phục hồi và duy trì sức khỏe lâu dài.
Thực đơn gợi ý giảm iod
( 50kg; Năng lượng khẩu phần: 1600 kcal; Số mg Iod khẩu phần:48mg)
Bữa ăn | Món ăn | Thành phần | |||
Thời gian | Thành phần | Tên thực phẩm | Định lượng | ||
Sáng | Món chính | Bánh mỳ ruốc | Bánh mỳ | 1 chiếc | 80 g |
Ruốc thịt lợn | 3 thìa canh | 15 g | |||
Nước cam (cốc 220ml) | Cam | 1/2 quả (cả vỏ) | 150 g | ||
Đường | 1 thìa cà phê | 5 g | |||
Trưa | Cơm/gạo | Cơm tẻ | Cơm | 1 lưng bát | 150 g |
Món chính | Thịt gà rang | Thịt gà ta | 2 miếng | 70 g | |
Bột canh không Iod | |||||
Rau | Rau muống luộc | Rau muống | 1 bát con | 100 g | |
Canh | Nước rau muống luộc | ||||
Chiều | Ăn phụ | Khoai lang luộc | Khoai lang | 1 củ vừa | 200 g |
Tối | Cơm/gạo | Cơm tẻ | cơm | 1 lưng bát | 140 g |
Món chính | Thịt lợn luộc | thịt nạc vai | 8 miếng | 80 g | |
Rau | Bắp cải xào | Bắp cải | 1 bát con | 100 g | |
Dầu ăn | 2 thìa cà phê | 10 g | |||
Canh | Canh cà chua | Cà chua | 1/2 quả | 30 g | |
Quả | Quả chín | Quýt | 1 quả vừa (cả vỏ) | 200 g |
BSCK1. Lê Quốc Khánh; Khoa Y học hạt nhân;
CNDD Nguyễn Thị Hương, Khoa Dinh dưỡng
Đọc chi tiết tại đây: https://www.benhvien108.vn/y-hoc-thuong-thuc/che-do-dinh-duong-danh-cho-nguoi-benh-basedow.htm