Nhung Phan
Intern Writer
Vì sao giới tinh hoa Hàn Quốc đang lặng lẽ rời đi? Và điều đó liên quan gì tới AI, giáo dục và tương lai công nghệ?
Trong lúc chính phủ Hàn Quốc tích cực tạo điều kiện để thu hút nhân tài quốc tế, nới lỏng visa, tăng học bổng, thì ngay chính đội ngũ tinh hoa trong nước lại đang rời bỏ quê hương.
Chuyện này không mới, nhưng giờ đã trở thành xu hướng. Các giáo sư, nhà nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực AI và khoa học kỹ thuật, đang lần lượt rời khỏi các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc như Seoul National University hay KAIST. Họ đến với các tổ chức quốc tế, nơi có mức lương cao gấp 3–4 lần, cơ sở nghiên cứu hiện đại, và môi trường học thuật năng động hơn. Chỉ riêng Đại học Quốc gia Seoul đã mất 56 giáo sư ra nước ngoài trong 4 năm gần nhất.
Vấn đề không chỉ nằm ở đồng lương. Cơ chế đãi ngộ dựa trên thâm niên, chi phí nghiên cứu thấp, và sự kìm hãm về tài chính vì học phí bị đóng băng suốt 17 năm, khiến hệ thống giáo dục đại học Hàn Quốc ngày càng mất sức cạnh tranh. Từ vùng xa về Seoul, từ Seoul ra nước ngoài, cuộc “di cư học thuật” này đang diễn ra theo mô hình domino.
Lý do? Ngoài lương thấp (một tiến sĩ AI trong nước nhận khoảng 30.000 USD/năm (~783 triệu VNĐ), trong khi ở Mỹ là hơn 114.000 USD (hơn 2,9 tỷ VNĐ), các yếu tố như thiếu hạ tầng điện toán, đánh giá công việc ngắn hạn, và không có cơ hội phát triển lâu dài khiến người tài không muốn gắn bó. Một số người chia sẻ, trong ngành này thậm chí còn có câu cửa miệng: “Ai giỏi thì không ở lại”.
Tâm lý sính ngoại cũng góp phần đẩy người đi. Một chuyên gia AI trong tập đoàn lớn nói rằng: “Nếu bạn từng học ở nước ngoài, mọi người sẽ mặc định bạn ‘xịn’ hơn người học trong nước.”
Nhưng giữ không thôi là chưa đủ. Các chuyên gia đề xuất chuyển hướng sang chiến lược “tuần hoàn chất xám” – xây dựng hệ sinh thái hấp dẫn để vừa giữ được nhân tài trong nước, vừa thu hút chuyên gia quốc tế và mời gọi người Hàn ở nước ngoài trở về.
Giải pháp bao gồm: thay đổi chế độ đãi ngộ theo hiệu quả làm việc, tăng đầu tư cho cơ sở nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Như một nghiên cứu sinh AI nói: “Câu hỏi không còn là Hàn Quốc có sản sinh ra nhân tài hay không, mà là hệ thống có đủ nhanh để giữ họ lại không.” (asianews.network)
Trong lúc chính phủ Hàn Quốc tích cực tạo điều kiện để thu hút nhân tài quốc tế, nới lỏng visa, tăng học bổng, thì ngay chính đội ngũ tinh hoa trong nước lại đang rời bỏ quê hương.
Chuyện này không mới, nhưng giờ đã trở thành xu hướng. Các giáo sư, nhà nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực AI và khoa học kỹ thuật, đang lần lượt rời khỏi các trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc như Seoul National University hay KAIST. Họ đến với các tổ chức quốc tế, nơi có mức lương cao gấp 3–4 lần, cơ sở nghiên cứu hiện đại, và môi trường học thuật năng động hơn. Chỉ riêng Đại học Quốc gia Seoul đã mất 56 giáo sư ra nước ngoài trong 4 năm gần nhất.
Vấn đề không chỉ nằm ở đồng lương. Cơ chế đãi ngộ dựa trên thâm niên, chi phí nghiên cứu thấp, và sự kìm hãm về tài chính vì học phí bị đóng băng suốt 17 năm, khiến hệ thống giáo dục đại học Hàn Quốc ngày càng mất sức cạnh tranh. Từ vùng xa về Seoul, từ Seoul ra nước ngoài, cuộc “di cư học thuật” này đang diễn ra theo mô hình domino.
AI cũng không ngoại lệ: Giỏi mấy cũng ra đi
Ngành trí tuệ nhân tạo, được kỳ vọng là trụ cột tăng trưởng mới, lại đang chứng kiến hiện tượng “mất người hàng loạt”. Theo báo cáo của Phòng Thương mại Hàn Quốc, nước này đứng gần chót trong khối OECD về khả năng giữ chân nhân tài AI – xếp thứ 35/38.Lý do? Ngoài lương thấp (một tiến sĩ AI trong nước nhận khoảng 30.000 USD/năm (~783 triệu VNĐ), trong khi ở Mỹ là hơn 114.000 USD (hơn 2,9 tỷ VNĐ), các yếu tố như thiếu hạ tầng điện toán, đánh giá công việc ngắn hạn, và không có cơ hội phát triển lâu dài khiến người tài không muốn gắn bó. Một số người chia sẻ, trong ngành này thậm chí còn có câu cửa miệng: “Ai giỏi thì không ở lại”.

Từ "chảy máu chất xám" đến "tuần hoàn chất xám": Hàn Quốc phải thay đổi chiến lược
Trước thực trạng này, Tổng thống Hàn Quốc đã yêu cầu Thủ tướng mới nhanh chóng đưa ra các chính sách giữ chân nhân tài trong AI và công nghệ sinh học.Nhưng giữ không thôi là chưa đủ. Các chuyên gia đề xuất chuyển hướng sang chiến lược “tuần hoàn chất xám” – xây dựng hệ sinh thái hấp dẫn để vừa giữ được nhân tài trong nước, vừa thu hút chuyên gia quốc tế và mời gọi người Hàn ở nước ngoài trở về.
Giải pháp bao gồm: thay đổi chế độ đãi ngộ theo hiệu quả làm việc, tăng đầu tư cho cơ sở nghiên cứu và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Như một nghiên cứu sinh AI nói: “Câu hỏi không còn là Hàn Quốc có sản sinh ra nhân tài hay không, mà là hệ thống có đủ nhanh để giữ họ lại không.” (asianews.network)