Câu hỏi duy nhất bạn nên hỏi sau mỗi buổi phỏng vấn

Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng
Phản hồi: 0

Nguyễn Hoàng

Intern Writer
Bạn từng rời khỏi một buổi phỏng vấn và nghĩ: "Công ty này hợp mình không nhỉ?" Nhưng bạn đã thực sự hỏi đúng câu để biết rõ điều đó chưa?

Nhiều người đi tìm việc cứ nghĩ mình cần một công việc phù hợp với kỹ năng và sở thích. Nhưng cái khiến bạn gắn bó thật sự lại là giá trị. Có hợp nhau về giá trị thì mới bền. Và không chỉ bạn nghĩ vậy đâu, các công ty cũng đang tìm người "khớp" với văn hóa nội bộ của họ.

Vấn đề là: Chỉ 7% người trưởng thành biết rõ giá trị sống cốt lõi của bản thân. Tệ hơn, hầu như chẳng ai biết làm sao để nhận diện được giá trị thật của một công ty, không phải mấy từ đẹp đẽ như “sáng tạo”, “trao quyền”, “xuất sắc” trong brochure, mà là cách công việc được vận hành thật sự mỗi ngày.

Câu hỏi chốt phỏng vấn "bóc mẽ" giá trị thật của công ty​

Thay vì hỏi vòng vo, hãy thử câu này: “Kiểu người nào không nên làm việc ở công ty này?”

1751442556227.png
Câu hỏi này thường khiến nhà tuyển dụng khựng lại, nhưng chính vì thế mà câu trả lời mới thật. Dưới đây là một vài phản hồi sinh viên của giáo sư Suzy Welch (ĐH NYU Stern) từng nhận được:
  • “Người không thích nhắn tin vào cuối tuần.”
  • “Người muốn thử nhiều vai trò, ở đây cần người chuyên sâu.”
  • “Người quá hướng ngoại.”
  • “Người ‘woke’ quá thì không hợp.”
  • “Người thích làm một mình.”
Những câu trả lời ấy cho thấy điều gì? Rằng có thể công ty nói “tôn trọng work-life balance” nhưng thực tế lại mong nhân viên luôn sẵn sàng. Hoặc công ty bảo “coi trọng cộng đồng” nhưng thực chất lại cần cá nhân tập trung cao, ít giao lưu.

Bạn không cần phán xét công ty đúng sai. Điều quan trọng là: Nó có đúng với bạn không?

Nên nhớ, câu hỏi này nên được dùng vào cuối quá trình phỏng vấn, tốt nhất là sau khi bạn đã có thiện cảm hoặc nhận được offer. Vì nó có thể khiến người đối diện hơi phòng thủ, nên hãy đặt nó một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, như thể bạn thực sự tò mò chứ không phải đang “gài bẫy”.

Làm sao để hiểu rõ giá trị của chính mình?​

Nhiều người nhầm lẫn giá trị với đức hạnh. Giá trị không phải là “trung thực” hay “công bằng”, vì ai mà chẳng muốn vậy. Giá trị là lựa chọn cá nhân, là cách bạn muốn sống và làm việc.

Ví dụ, giá trị “Scope” nói về mức độ bạn tìm kiếm sự mới mẻ, thay đổi, phiêu lưu. Người có Scope cao thì ghét sự nhàm chán. Người Scope thấp lại cần sự ổn định, yên bình.

Giáo sư Suzy Welch đã phát triển một bài test có tên “The Values Bridge”, giúp bạn xác định thứ tự ưu tiên của 15 giá trị cốt lõi như: Thành tựu, Gia đình, Sự giàu có, Phạm vi ảnh hưởng, v.v. Biết rõ mình muốn gì, bạn mới có thể chọn được công ty cùng tần số. (CNBC)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9jYXUtaG9pLWR1eS1uaGF0LWJhbi1uZW4taG9pLXNhdS1tb2ktYnVvaS1waG9uZy12YW4uNjQxMzQv
Top