Cái tên nào khiến nhà Thục Hán sụp đổ, được Tư Mã Ý chọn mặt gửi vàng?

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Sau thời Lưỡng Hán, lãnh thổ Trung Quốc chia ra làm ba. Dưới sự ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết kinh điển "Tam quốc diễn nghĩa", không ai trên đất nước này không biết đến lịch sử giai đoạn ấy. Trong thời kỳ quần hùng tranh bá ấy, có vô số nhân vật kiệt xuất lần lượt để lại cho đời một trang lịch sử huyền thoại viết về mình, đồng thời cũng để lại biết bao khả năng không giới hạn cho thời đại bấy giờ.

Ví dụ như Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, hai nhân tài ai ai cũng biết tới. Trong vận mệnh khó đoán, sự cạnh tranh quyết liệt diễn ra giữa họ cũng thúc đẩy một vị tướng quân khác về sau đạt được thành tích xuất sắc trong sự nghiệp.

Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Tư Mã Ý xuất hiện với vai trò đối thủ quan trọng nhất của Gia Cát Lượng. Gia Cát Khổng Minh được xưng là "Thiên hạ đệ nhất hiền tướng", tiếng thơm lưu truyền muôn đời. Cả đời ông chưa từng sợ bất cứ ai, bất cứ việc gì. Thế nhưng khi Tư Mã Ý vẫn chưa lập được chiến công hiển hách, Gia Cát Lượng vừa nhìn đã đoán được chính xác, người này là anh hùng trên thế gian, chắc chắn sẽ là tai hoạ đối với mình.

1748247953066.png


Không nằm ngoài dự đoán, năm 208, sau trận Xích Bích, Tư Mã Ý bắt đầu bộ lộ tài năng, được phong làm Phiêu Kỵ đại tướng quân. Trên chiến trường không tránh khỏi giao chiến, suốt cuộc đời mình, Gia Cát Khổng Minh vẫn không hề hoàn toàn áp chế được Tư Mã Ý - người ông coi là đối thủ duy nhất.

Trong những lần Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã phải tốn rất nhiều công sức mới chiếm được thế thượng phong, khi đang chuẩn bị thiêu cháy Tư Mã Ý, một cơn mưa lớn giúp Tư Mã Ý mượn ý trời an toàn rút khỏi đó. Không chỉ như vậy, Gia Cát Lượng còn bỏ mạng trên chiến trường trong cuộc chiến với Tư Mã Ý. Đối thủ lâu năm của Gia Cát Lượng trở thành người giành thắng lợi cuối cùng.

Nhưng dồn đối thủ vào chỗ chết không phải là trọng điểm của cuộc tranh đấu giữa hai bên, mục đích càng không nằm ở đó. Trước khi Gia Cát Lượng qua đời, ông đã uỷ nhiệm một loạt người kế nhiệm, hy vọng có thể kiềm chế Tư Mã Ý và đưa Thục Hán bước vào thời kỳ hoàng kim.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly93d3cudm5yZXZpZXcudm4vdGhyZWFkcy9jYWktdGVuLW5hby1raGllbi1uaGEtdGh1Yy1oYW4tc3VwLWRvLWR1b2MtdHUtbWEteS1jaG9uLW1hdC1ndWktdmFuZy42MTkxNi8=
Top