Thanh Phong
Editor
Bộ Ngoại giao vừa chính thức khai trương ba hệ thống chuyển đổi số quan trọng: Cổng Thông tin điện tử Bộ Ngoại giao, Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành, cùng Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp Bộ (LGSP) vào ngày 4/7. Đây được coi là những “mắt xích số” quan trọng thuộc Dự án xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ do tập đoàn VNPT hỗ trợ triển khai.
Cổng Thông tin điện tử mới tại địa chỉ https://mofa.gov.vn/ là kênh thông tin chính thống, hiện đại của Bộ, cung cấp đầy đủ thông tin về đường lối đối ngoại, hoạt động lãnh đạo, đồng thời tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như hợp pháp hóa lãnh sự, cấp phép tổ chức nước ngoài… giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin nhanh chóng, minh bạch và thuận tiện.
Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành là “trục xương sống” cho hoạt động tác nghiệp nội bộ. Tích hợp đầy đủ chức năng quản lý văn bản, xử lý hồ sơ, điều phối công việc và theo dõi chỉ đạo điều hành. Hệ thống còn tích hợp chữ ký số, cho phép lãnh đạo ký duyệt hồ sơ mọi lúc mọi nơi qua các thiết bị kết nối Internet, qua đó xây dựng môi trường làm việc số linh hoạt, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành Ngoại giao.
Bên cạnh đó, nền tảng LGSP thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Ngoại giao, đồng thời liên thông với các bộ, ngành khác thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) và Nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia (VDXP). Đây là công cụ cốt lõi bảo đảm tính thông suốt, đồng bộ và an toàn về dữ liệu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Việc triển khai đồng loạt ba nền tảng số đánh dấu bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Ngoại giao nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.
Từ tháng 8/2023, Bộ Ngoại giao đã phê duyệt Dự án Chính phủ điện tử giai đoạn 2021–2025 với mục tiêu hình thành hệ sinh thái số toàn diện. Ngoài các nền tảng vừa ra mắt, Bộ Ngoại giao còn đang triển khai nhiều hệ thống khác như nền tảng quản lý thông tin nội bộ tích hợp quản lý tri thức ngoại giao, từng bước ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để hình thành “bàn làm việc số” cho cán bộ, công chức. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao đang phát động Phong trào “Bình dân học vụ số” để trang bị kỹ năng số cho toàn thể cán bộ.
Tính đến nay, Bộ Ngoại giao đã công bố 25/28 thủ tục hành chính đơn giản hóa, cung cấp 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và tăng cường kết nối dữ liệu với các cơ quan trong Chính phủ.

Cổng Thông tin điện tử mới tại địa chỉ https://mofa.gov.vn/ là kênh thông tin chính thống, hiện đại của Bộ, cung cấp đầy đủ thông tin về đường lối đối ngoại, hoạt động lãnh đạo, đồng thời tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như hợp pháp hóa lãnh sự, cấp phép tổ chức nước ngoài… giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin nhanh chóng, minh bạch và thuận tiện.
Hệ thống Quản lý Văn bản và Điều hành là “trục xương sống” cho hoạt động tác nghiệp nội bộ. Tích hợp đầy đủ chức năng quản lý văn bản, xử lý hồ sơ, điều phối công việc và theo dõi chỉ đạo điều hành. Hệ thống còn tích hợp chữ ký số, cho phép lãnh đạo ký duyệt hồ sơ mọi lúc mọi nơi qua các thiết bị kết nối Internet, qua đó xây dựng môi trường làm việc số linh hoạt, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đặc thù của ngành Ngoại giao.
Bên cạnh đó, nền tảng LGSP thực hiện kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Ngoại giao, đồng thời liên thông với các bộ, ngành khác thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) và Nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia (VDXP). Đây là công cụ cốt lõi bảo đảm tính thông suốt, đồng bộ và an toàn về dữ liệu trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Việc triển khai đồng loạt ba nền tảng số đánh dấu bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Ngoại giao nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.
Từ tháng 8/2023, Bộ Ngoại giao đã phê duyệt Dự án Chính phủ điện tử giai đoạn 2021–2025 với mục tiêu hình thành hệ sinh thái số toàn diện. Ngoài các nền tảng vừa ra mắt, Bộ Ngoại giao còn đang triển khai nhiều hệ thống khác như nền tảng quản lý thông tin nội bộ tích hợp quản lý tri thức ngoại giao, từng bước ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để hình thành “bàn làm việc số” cho cán bộ, công chức. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao đang phát động Phong trào “Bình dân học vụ số” để trang bị kỹ năng số cho toàn thể cán bộ.
Tính đến nay, Bộ Ngoại giao đã công bố 25/28 thủ tục hành chính đơn giản hóa, cung cấp 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ cao và tăng cường kết nối dữ liệu với các cơ quan trong Chính phủ.