Bỏ qua vấn đề sĩ diện của một đất nước đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta hãy cùng xem xét thực tế nếu nhận về 37 toa tàu cũ đến 40 tuổi của Nhật ta được lợi gì, thiệt hại gì. Lợi: Chất lượng: Tuy là cũ, nhưng nhìn qua ảnh thì thấy những toa tàu cũ của Nhật trông còn rất sạch đẹp. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết nếu nhập các toa tàu của Nhật Bản về có thể khai thác được 15 năm.
Nội thất bên trong toa tàu Nhật định cho không Đường sắt Việt Nam
Nhà vệ sinh trên toa tàu cũ Nhật Tiền: Theo tính toán của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), 37 toa tàu cũ của Nhật là miễn phí, nhưng chi phí nhập khẩu, cải tạo để sử dụng được mất 140 tỷ đồng (gồm 40 tỉ đồng vận chuyển và 80 tỉ đồng hoán cải, phần còn lại là chi phí tư vấn, dự phòng, đăng kiểm), trong khi nếu phải mua mới 37 toa tàu thì cần 1.100 tỷ đồng – một khoản tiền quá lớn trong khi ngành đường sắt đang gặp nhiều khó khăn. Cơ hội: Nếu Việt Nam không lấy thì có nhiều nước trong khu vực sẵn sàng rước về. Hại: Thụt lùi: Đồ người dùng 40 năm mình rước về thấy vẫn tốt thì dù có biện minh thế nào thì đó cũng là một biểu hiện của sự thụt lùi. Nhiều đồ dùng Nhật cũ (còn gọi hàng Nhật bãi) phải nói chất lượng vẫn còn tốt, nhưng bản chất vẫn là hàng thải. Trên thế giới, còn vô số thứ đã qua sử dụng, vẫn còn tốt, chẳng riêng gì toa tàu Nhật nhưng ta không cho phép nhập, đơn giản vì không muốn Việt Nam mãi tụt hậu, không có động lực sáng tạo, phát triển và trở thành bãi rác thải của thế giới. Không làm đường sắt cạnh tranh hơn: Mặc dù theo tính toán của VNR việc xin 37 toa tàu cũ của Nhật sẽ giúp VNR không phải bỏ ra cả ngàn tỉ - mà chắc chắn không thể - để đầu tư toa tàu, nhưng điều đó không có nghĩa người dân được đi tàu với giá vé rẻ hơn, nhanh hơn. Hiện tại, ngoại trừ về tính an toàn, vận tải hành khách bằng đường sắt kém cạnh tranh hơn so với đường bộ và hàng không, xét về giá cả và thời gian. Vẫn biết cái khó hiện tại của ngành đường sắt hiện nay là nguồn vốn. Tuy nhiên, nếu còn tư duy "tăng xin giảm mua" thì không biết đến bao giờ đường sắt mới phát triển, cạnh tranh với các phương tiện giao thông khác?
Trải nghiệm Anker Prime 250W A2345 và Anker Zolo 140W A2697: bộ đôi sạc độc lạ tích hợp cả màn hình, AI cảm xúc, "sạc cả thế giới"